Báo cáo tài chính là gì?
Phân loại và vai trò của BCTC

    Báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng không chỉ đối với các công ty, doanh nghiệp mà còn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Cứ đến gần cuối năm, các doanh nghiệp đều phải chuẩn bị báo cáo tài chính gửi tới các cơ quan có thẩm quyền. Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

    1. Báo cáo tài chính là gì?

    Báo cáo tài chính là gì?
    Báo cáo tài chính là gì?

     

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã chỉ rõ khái niệm của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo mẫu quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

    Hiểu đơn giản, báo cáo tài chính sẽ cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập, trình bày BCTC hàng năm. Với công ty có đơn vị trực thuộc ngoài có báo cáo tài chính năm thì sẽ có thêm báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán dựa theo BCTC của đơn vị trực thuộc. Đối với doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài BCTC thì phải lập BCTC giữa niên độ ( báo cáo quý - trừ quý IV) báo cáo tài chính => Báo cáo tài chính (BCTC) có tên gọi tiếng anh là Financial Statement, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp ví dụ như tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận,....Báo cáo tài chính sẽ được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và cuối năm.

    2. Báo cáo tài chính gồm những gì?

    Báo cáo tài chính gồm những gì?
    Báo cáo tài chính gồm những gì?


     

    Chế độ kế toán hiện hành đã quy định rõ báo cáo tài chính gồm những gì. Vậy nên, kế toán của các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng để lập và nộp BCTC tương ứng cho từng cơ quan chức năng, cụ thể:

    2.1. Báo cáo tài chính gồm những gì theo Quyết định 48

    Tại Mục 1, Điểm 3 của Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Bộ tài chính quy định: Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bao gồm:

    • Báo cáo tài chính bắt buộc
    • Bảng cân đối kế toán: Mẫu B 01 - DNN
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B 02 - DNN
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B 09 - DNN

    Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu: 

    • Bảng cân đối tài khoản  Mẫu F 01 - DNN
    • Báo cáo tài chính không bắt buộc

    Báo cáo này không bắt buộc nhưng lại được khuyến khích lập

    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu B03 - DNN

    2.2. Báo cáo tài chính gồm những gì theo Thông tư 200

    • Báo cáo tài chính năm
    • Bảng cân đối kế toán: Mẫu  B 01 – DN
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu  B 02 – DN
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu  B 03 – DN
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu  B 03 – DN
    • Báo cáo tài chính giữa niên độ

    Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ:

    • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ: Mẫu  B 01a - DN
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu  B 02a - DN
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Mẫu  B 03a - DN
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu  B 09a - DN

    Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm:

    • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ: Mẫu  B 01b - DN
    • Báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ: Mẫu  B 02b - DN
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ: Mẫu  B 03b - DN
    • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu  B 09a - DN

    3. Có mấy loại báo cáo tài chính (BCTC)?

    Báo cáo tài chính gồm có 5 loại, đó là:

    Báo cáo kết quả kinh doanh: Nội dung của báo cáo này sẽ bao gồm những số liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, kết quả kinh doanh dựa trên phương diện so sánh với cùng kỳ tương ứng (như tháng, quý, năm) với năm trước đó. Qua báo cáo này, chúng ta sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Báo cáo vốn chủ sở hữu: Nội dung sẽ bao gồm các số liệu về vốn sở hữu đầu kỳ - cuối kỳ, vốn chủ sở hữu tăng thêm do lợi nhuận hoặc từ hoạt động đầu tư bổ sung, vốn của chủ sở hữu giảm đi do lỗ, cổ đông rút vốn hay hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Báo cáo vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh những biến động vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp - cổ đông tại một thời kỳ nhất định.
     

    Báo cáo vốn chủ sở hữu
    Báo cáo vốn chủ sở hữu

     

     

    Bảng cân đối kế toán: Bảng này sẽ bao gồm các nội dung về nợ phải trả, nguồn vốn, tài sản vốn và phải quân theo chế độ, chuẩn mực của kế toán tài chính hiện hành. Qua bảng cân đối kế toán sẽ giúp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo này sẽ liên quan đến các khoản tiền, luồng tiền ra - vào, hoạt động sử dụng tiền, biến động số dư của doanh nghiệp. Nhờ có báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp chủ doanh nghiệp thấy được những rủi ro về tình hình tài chính, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

    Thuyết minh báo cáo tài chính: Là báo cáo bổ sung, được sử dụng để giải trình cho các thông tin đã trình bày hoặc chưa được trình bày ở trong BCTC.

    4. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính

    4.1. Mục đích của báo cáo tài chính

    • Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền của doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ bản nhà nước và nhu cầu của người sử dụng  trong việc đưa ra những quyết định kinh tế.
    • BCTC cung cấp các thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn sở hữu, doanh thu, các khoản chi phí kinh doanh, lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước; các tài sản khác liên quan đến doanh nghiệp; luồng tiền ra/vào luân chuyển như thế nào dựa trên báo cáo tiền tệ.
    • Trong bản “Thuyết minh BCTC” doanh nghiệp phải giải trình các chỉ tiêu có trong BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh như hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá; hoạch toán tồn kho,...

    4.2. Vai trò của báo cáo tài chính

    • Cung cấp các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính; nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
    • Phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn có hiệu quả.
    Vai trò của báo cáo tài chính
    Vai trò của báo cáo tài chính


     

    Phân tích, so sánh để có quyết định điều chỉnh phù hợp

    • Cung cấp số liệu cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
    • BCTC không chỉ đáp ứng nhu cầu điều hành, quản lý mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác như:

    Đối với chủ doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiền năng tài chính, khả năng thanh toán,...từ đó có những thay đổi trong quản lý, huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

    Đối với nhà đầu tư, chủ nợ: Đánh giá thực trạng tiềm năng tài chính, các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán; đánh giá rủi ro để có cách giải quyết phù hợp.

    Đối với người lao động: Biết được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển; khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm tốt nhất.

    Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Dựa theo thông tin trong BCTC để thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

    5. Dịch vụ làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội

    Dịch vụ làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội

    Nếu như bạn đang tìm kiếm đơn vị làm báo cáo tài chính uy tín tại Hà Nội thì Kế toán King là sự chọn lựa mà bạn nên ưu tiên. Với đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nắm chắc nghiệp vụ kế toán chắc chắn sẽ giúp bạn xử lý được các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính. 

    Kế toán King cam kết đảm bảo tiến độ thực hiện theo đúng như cam kết hợp đồng; hoàn thành trước thời hạn nộp BCTC cho cơ quan Nhà nước. Mức chi phí hợp lý, không phát sinh bất kỳ một khoản chi phí nào khác.

    Khi lựa chọn dịch vụ báo cáo tài chính của Kế toán King bạn chỉ cần cung cấp:

    • Hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra trong năm báo cáo
    • Bảng lương & thông tin CMND người lao động
    • Sao kê tài khoản ngân hàng công ty năm báo cáo
    • Bảng cân đối tài khoản trước năm báo cáo

    Lựa chọn và sử dụng dịch vụ của Kế toán King sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí so với việc thuê kế toán viên. Số liệu kế toán được thực hiện rõ ràng, chính xác. Bên cạnh đó còn được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về chi phí khi tính thuế TNDN

    6. Một số thông tin hữu ích liên quan đến báo cáo tài chính

    6.1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

    • Doanh nghiệp nhà nước
    • Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ phải nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn mà công ty mẹ đã quy định.
    • Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày tính từ này kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ phải nộp cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.
    • Các doanh nghiệp khác
    • Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị khác chậm nhất là 90 ngày.
    • Đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định

    6.2. Cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp

    Căn cứ theo Luật kế toán năm 2015 các cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính đó là

    • Cơ quan tài chính.
    • Cơ quan thuế.
    • Cơ quan thống kê.
    • Doanh nghiệp cấp trên.
    • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    6.3. Các hình thức công khai báo cáo tài chính doanh nghiệp

    • Phát hành ấn phẩm;
    • Thông báo bằng văn bản;
    • Niêm yết;
    • Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
    • Các hình thức khác dựa theo quy định của pháp luật.

    6.4. Bộ giấy tờ cần thiết của BCTC

    • Bộ tờ khai quyết toán thuế: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
    • Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, bảng cân đối tài chính.
    • Phụ lục đi kèm: Thuyết minh báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

    Thời gian nộp báo cáo tài chính năm 2022 chậm nhất là ngày 31/3/20223. Vậy nên các công ty, doanh nghiệp nên chú ý nộp báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước để tránh phải nộp phạt. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng hãy liên hệ tới Kế toán King.

    Đăng ký ngay
    Để chúng tôi tư vấn cho bạn

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.
    Call Zalo Messenger