Báo cáo thuế là gì?
Thời hạn và cách làm báo cáo thuế

    Bên cạnh báo cáo tài chính, báo cáo thuế giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc nắm chắc các khoản lợi nhuận, thực hiện việc chi trả nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước sẽ giúp cho công ty hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật. Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

    1. Báo cáo thuế là gì?

     

    Báo cáo thuế là gì?
    Báo cáo thuế là gì?
     

    Báo cáo thuế là việc kê khai các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN),....cho cơ quan thuế để xác định các nghĩa vụ nộp thuế phát sinh trong tháng/quý/năm/ lần phát sinh. Báo cáo thuế được coi là công cụ quản lý của cơ quan thuế để nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp.

    Báo cáo thuế là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh. Khi đó, trách nhiệm kê khai sẽ thuộc về doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp sẽ tự làm báo cáo, tự khai và chịu trách nhiệm với các số liệu mà mình đã khai.

    Có 2 hình thức làm báo cáo thuế đó là báo cáo điện tử và báo cáo bằng văn bản. Trong đó, hình thức báo cáo điện tử được sử dụng phổ biến hơn vì tiết kiệm thời gian, công sức. Mỗi công ty, doanh nghiệp khi phát sinh nghĩa vụ nộp thuế phải kê khai thuế theo thời gian quy định nếu không sẽ bị xử phạt.

    Thông qua báo cáo thuế, cơ quan nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nắm chính xác, rõ ràng các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình báo cáo thuế.

    2. Báo cáo thuế gồm những gì?

    2.1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp

    Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và được xác định dựa trên phần giá trị tăng lên của hàng hóa hay dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến khi được phân phối tới người tiêu dùng. Khi thực hiện báo cáo thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ chu kỳ kê khai theo tháng hay quý và phương pháp khấu trừ là trực tiếp hay gián tiếp để sử dụng đúng biểu mẫu tờ khai.

    2.2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

    Hầu hết các doanh nghiệp sẽ phải nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ theo quý. Và chỉ có các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất có mức độ rủi ro cao mới cần làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng. Với các doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn vẫn phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trừ trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, chưa khai báo phát hành hóa đơn.

    2.3. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

     

    Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
    Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

    Các doanh nghiệp sẽ áp dụng kê khai thuế thu nhập cá nhân theo hình thức kê khai tháng hoặc quý. Theo quy định, doanh nghiệp phát sinh số thuế thu nhập cá nhân với số tiền thuế phải nộp trên 50.000.000 đồng sẽ phải kê khai theo tháng và dưới 50.000.000 đồng sẽ kê khai theo quý. Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì sẽ không phải nộp tờ khai này.

    2.4. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

    Căn cứ vào các loại chứng từ, hóa đơn hàng quý, kế toán viên sẽ tạm tính số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp. Nếu trong quý phát sinh tiền thuế thu nhập, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế muộn nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo và không phải nộp khi không có phát sinh.

    3. Thời hạn nộp báo cáo thuế doanh nghiệp khi nào?

    Căn cứ vào Luật quản lý thuế 2019, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014-TT-BTC, Thông tư 302/2016/TT-BTC và Nghị định 139/2016/NĐ-CP thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng/quý/năm được quy định như sau:

    Loại giấy tờ

    Thời hạn nộp (hạn cuối)

    Theo tháng

    Theo quý

    Theo năm

    Thuế môn bài

       

    30/1

    Thuế GTGT

    Ngày 20 của tháng sau

    Ngày 30 của tháng đầu quý sau

     

    Thuế TNCN

    Ngày 20 của tháng sau

    Ngày 30 của tháng đầu quý sau

     

    Thuế TNDN

     

    Chỉ phải nộp tiền tạm tính, không phải nộp tờ khai

     

    Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

    Ngày 20 của tháng sau

    Ngày 30 của tháng đầu quý sau

     

    Báo cáo tài chính và quyết toán thuế TNDN, TNCN

       

    Trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (hạn cuối là 30 hoặc 31/3)

     

    Nếu như thời gian nộp trùng vào các ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, lễ tết thì hạn nộp sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau đó.

    4. Mức xử phạt khi nộp chậm báo cáo thuế

     

    Mức xử phạt khi nộp chậm báo cáo thuế
    Mức xử phạt khi nộp chậm báo cáo thuế
     

    Khi quá thời hạn quy định, doanh nghiệp vẫn chưa nộp báo cáo thuế sẽ thì chịu xử phạt với các mức như sau:

    • Nộp báo cáo thuế muộn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải chịu mức phạt 700.000 đồng hoặc 400.000 đồng (nếu có tình tiết giảm nhẹ) - 1.000.000 đồng (nếu có tình tiết tăng nặng).
    • Nộp báo cáo thuế muộn từ 10 đến 20 ngày sẽ phải chịu mức phạt 1.400.000 đồng hoặc 800.000 đồng (nếu có tình tiết giảm nhẹ) - 2.000.000 đồng (nếu có tình tiết tăng nặng).
    • Nộp báo cáo thuế muộn từ 20 đến 30 ngày sẽ phải chịu mức phạt 2.100.000 đồng hoặc 1.200.000 đồng (nếu có tình tiết giảm nhẹ) - 3.000.000 đồng (nếu có tình tiết tăng nặng).
    • Nộp báo cáo thuế muộn từ 30 đến 40 ngày sẽ phải chịu mức phạt 2.800.000 đồng hoặc 1.600.000 đồng (nếu có tình tiết giảm nhẹ) - 4.000.000 đồng (nếu có tình tiết tăng nặng).
    • Nộp báo cáo thuế muộn trên 40 ngày sẽ phải chịu mức phạt 3.500.000 đồng hoặc 2.000.000 đồng (nếu có tình tiết giảm nhẹ) - 5.000.000 đồng (nếu có tình tiết tăng nặng).

    5. Hướng dẫn báo cáo thuế

    5.1. Nộp báo cáo thuế trực tiếp cho cơ quan thuế

    • Báo cáo thuế giá trị gia tăng
    • Kê khai theo phương pháp khấu trừ: Mẫu số 01/GTGT
    • Kê khai theo phương pháp trực tiếp: Mẫu số 03/GTGT (trực tiếp theo giá trị gia tăng) hoặc Mẫu số 04/GTGT (trực tiếp trên doanh thu)
    • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ theo Mẫu BC26-AC.
    • Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
    • Đối với doanh nghiệp trả tiền lương: Mẫu số 02/KK-TNCN
    • Đối với doanh nghiệp trả đầu tư vốn hoặc chuyển nhượng chứng khoán: Mẫu số 03/KK-TNCN
    • Báo cáo thuế doanh nghiệp tạm tính: Doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế tạo tính hàng quý và chỉ cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nếu như có phát sinh.

    5.2. Nộp báo cáo thuế điện tử

     
    Nộp báo cáo thuế điện tử
    Nộp báo cáo thuế điện tử
     
    • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử và chọn “Khai thuế”
    • Bước 2: Tải tờ khai thuế ở dạng .XML lên hệ thống
    • Bước 3: Ký điện tử để xác nhận thông tin
    • Bước 4: Tiến hành nộp tờ khai báo cáo thuế qua mạng
    • Bước 5: Kiểm tra tình trạng tiếp nhận hồ sơ báo cáo thuế của doanh nghiệp thông qua email để biết được tiến độ phê duyệt.

    6. Dịch vụ báo cáo thuế trọn gói, tiết kiệm chi phí

    Hiện nay, có không ít doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ báo cáo thuế trọn gói để giảm tải một phần công việc của kế toán viên hoặc doanh nghiệp đang “thiếu hụt nhân lực” kế toán thuế. Với nhiều năm kinh nghiệm, Kế toán King là đơn vị uy tín mà bạn nên lựa chọn bởi những lý do sau:

    • Đội ngũ kế toán viên nhiều kinh nghiệm, giải quyết nhanh chóng, đảm bảo tiến độ, cam kết đối với doanh nghiệp.
    • Mọi thông tin của doanh nghiệp được bảo mật tuyệt đối, không sử dụng sai mục đích, vi phạm Pháp luật.
    • Miễn phí 100% dịch vụ tư vấn, mức chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức. Không phát sinh bất kỳ một khoản chi phí nào trong quá trình nộp báo cáo thuế.
    • Khi sử dụng trọn gói dịch vụ kế toán thuế tại Kế toán King, quý khách hàng chỉ cần cung cấp hóa đơn đầu vào, đầu ra, thiết bị chữ ký số còn những việc khác như cân đối thuế GTGT, lập tờ khai thuế, nộp báo cáo thuế,....Kế toán King sẽ thực hiện.
    • Kế toán King sẽ chịu trách nhiệm giải trình hồ sơ khi cơ quan nhà nước yêu cầu; chịu trách nhiệm nộp toàn bộ các khoản phạt khi doanh nghiệp bị xử phạt do sai sót hồ sơ, chứng từ trong báo cáo thuế.

    7. Lưu ý khi thực hiện báo cáo thuế theo tháng/quý

     

    Phân loại, sắp xếp hóa đơn, giấy tờ theo trình tự
    Phân loại, sắp xếp hóa đơn, giấy tờ theo trình tự
    • Sắp xếp hóa đơn bán hàng theo trình tự và quy trình ngày tháng.
    • Khi hạch toán vào phần mềm kế toán cần phải phân biệt rõ đâu là hàng hóa, đâu là vật liệu,...
    • Hãy phô tô hóa đơn hay chứng từ để tránh bị mất khi đối chứng.
    • Nên thực hiện hoạch toán trên phần mềm kế toán hàng tháng, thực hiện việc sửa chữa trước khi tiến hành nộp tờ khai.
    • Quyết toán phần thuế thu nhập doanh nghiệp trước để có thể so sánh sự chênh lệch số thuế. Sau đó tọa bút toán để xử lý phần chênh lệch rồi mới kết chuyển và lập báo cáo tài chính.
    • Hàng tháng nên thực hiện việc cân đối mọi vấn đề như chi phí, lợi nhuận, thuế,....để cuối năm không gặp rắc rối, quá tải.

    Trên đây là các thông tin về báo cáo thuế, hy vọng sẽ giúp ích tới quý khách hàng. Liên hệ tới Kế toán King theo được được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

    Đăng ký ngay
    Để chúng tôi tư vấn cho bạn

    Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.
    Call Zalo Messenger